Nguồn gốc tên gọi và lịch sử Đô Lương

Nguồn gốc tên gọi Đô Lương

Danh xưng Đô Lương không phải đã có từ ngày đầu dựng nước và giữ nước mà cho đến nay thì cái tên gọi này mới được gần 200 năm. Tuy thế, nhưng ngay từ những ngày đầu thì địa danh này đã có duyên cách hành chính lúc rộng lúc hẹp với những tên gọi khác nhau.

Nhà nước đầu tiên của đất nước ta là Văn Lang do 18 đời Vua Hùng cai trị. Sau nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc. Năm 179 TCN, Triệu Đà đã đem quân sang xâm lược nước ta. Triệu Đà sáp nhập vào với nước Đại Việt rồi chia làm thành 2 quận là Giao ChỉCửu Chân để dễ cai trị. Cả xứ Nghệ thuộc vào quận Cửu Chân [3].

Năm 111 TCN nhà Hán chiếm nước Đại Việt, chia Đại Việt thành 3 quận, Nghệ An thuộc Cửu Chân, cả Nghệ AnHà Tĩnh lúc đó là 1 huyện Hàm Hoan - huyện lớn của quận Cửu Chân.

Đến đời Tam QuốcLưỡng Tấn, Hàm Hoan đổi là quận Cửu Đức đời Nam Bắc triều, nhà Lương chia đất Cửu Đức đặt làm 3 châu: Đức Châu, Lỵ Châu, Minh Châu.

Đời Tùy (581 – 618) năm Khai Hoàng thứ 8 (588) Tùy Văn Đế, đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu đổi thành Tri Châu, năm Đại Nghiệp thứ 3 (603) cho cả Hoan Châu, Tri Châu, Minh Châu nhập vào Nhất Nam.

Đến nhà Đường (618 – 907) lúc đầu vẫn gọi cả xứ Nghệ là Hoan Châu, sau tách một phần bắc của Hoan Châu đặt là Diễn Châu.

Thời loạn 12 sứ quân, vùng đất quanh khu vực đền Khai Long thuộc vùng kiểm soát của sứ quân Ngô Xương Xí.

Đời Lý năm Thiên Thành thứ 3 (1030) vua Lý Thái Tông đổi Hoan Châu là châu Nghệ An, địa danh Nghệ An có từ đó. Theo sử sách nước ta đời Lý đã chia nước ta ra làm 24 lộ trong đó có lộ Nghệ An và lộ Diễn Châu, không thấy nhắc đến các đơn vị hành chính dưới lộ nên ta chưa rõ địa danh Đô Lương thời đó là gì và địa vực ra sao.

Đời nhà Trần - Hồ, Trần Thái Tông đã đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ với tên gọi là phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Hồ Quý Ly làm Phụ Chính Thái Sư, sửa đổi chế độ hành chính đã đổi lộ phủ sang trấn như đổi lộ phủ Nghệ An thành trấn Lâm An, Diễn Châu thành trấn Vọng Giang.

Năm 1428, khi khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi và chia nước ta thành 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Hải Tây đạo, Nghệ An và Diễn Châu thuộc vào đạo Hải Tây.

Năm 1469 Lê Thánh Tông ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính trên cả nước, chia nước ta thành 12 thừa tuyên, nhập Nghệ An và Diễn Châu lại thành một là thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An quản lĩnh 11 phủ trong đó có phủ Anh Đô có 2 huyện Hưng Nguyên và Nam Đường. Danh xưng Anh Đô bắt đầu có từ đây.

Vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Nghệ An được gọi là xứ Nghệ An, đến đời Hồng Thuận (1509 – 1516) đổi thành trấn Nghệ An.Ngày 16 tháng 2 năm Đại chính thứ 7 (1535) phụng chiếu Thái Tông Mạc Đăng Doanh. Hoàng Quận Công Mạc Đăng Lượng cùng em là Mạc Tuấn Ngạn đưa hơn 1 vạn quân vào trấn thủ đất Hoan châu huyện Nam Đường định đô tại Vùng Đô Đặng, có công chiêu lập 137 hộ dân gồm ba xã Đặng sơn, Bắc Sơn, Nam sơn tiền thân các dòng họ Hoàng,Bùi Duy, Nguyễn Đăng ngày nay và các triều vua cho phép lập Đền Tiên đô (Tiên Đô Miếu Linh tự) ở xã Đặng sơn để ghi nhớ thờ phụng.Danh xưng Đô lương trong chiến tranh Lê- Mạc (1533 -1592) là nơi chứa lương thảo của nhà Mạc gọi là Đô lương và bên này sông Lam đặt Đô Lâm, Đô Đặng.. chứ không phải "Đò Lường" đọc chệch sang Đô lương

Năm 1831 niên hiệu Minh Mệnh 12 thì trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh là Nghệ AnHà Tĩnh. Cũng trong năm này, đổi tên phủ Anh Đô thành phủ Anh Sơn, thành lập huyện Lương Sơn trực thuộc phủ Anh Sơn. Cũng thành lập tổng Đô Lương thuộc huyện Anh Sơn. Danh xưng Đô Lương chính thức có từ năm 1831.

Tên gọi các làng xã thuộc huyện Anh Sơn

Bia đá tổng Đô Lương - Đô Lương tổng bi ký

Theo tài liệu Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX

Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Đô Lương là một Tổng thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, cụ thể như sau:

Phủ Anh Đô gồm có 2 huyện: huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đường.

Huyện Nam Đường Gồm có 8 tổng, 90 xã, thôn, phường, trại, sách, giáp, vạn, đó là:

  • Tổng Non Liễu: 20 xã, thôn, giáp: Non Liễu, Yên Lạc, Thanh Tuyền, Non Hồ, Vân Đồn, Chung Giáp, Thượng Hồng (thôn).
  • Tổng Lâm Thịnh
  • Tổng Đại Đồng
  • Tổng Hoa Lâm
  • Tổng Đô Lương gồm 24 xã, thôn, giáp:

- Đô Lương (xã): thôn Cẩm Hoa Thượng, thôn Cẩm Hoa Đông, giáp Nghiêm Thắng, giáp Duyên Quang, thôn Đông Trung, thôn Hoa Viên, thôn Phúc Thị.

- Đại Tuyền (xã): thôn Phúc Thọ, Đông Am, giáp Trung An, thôn An Thành

- Bạch Đường: thôn Nhân Trung, thôn Phúc Tuyền, thôn Phúc An, thôn Nhân Bồi, thôn Miếu Đường.

- Diêm Trường: thôn An Tứ, Bỉnh Trung, Chấp Trung

- phường Thiên Lý, thôn Vĩnh Trung, phường Hồng Hoa, vạn Trung Lở (sau đổi là ph. Duy Thanh)

  • Tổng Thuần Trung: gồm các thôn: Thuần Trung, Tràng Bộc, Yết Nghi, Phật Kệ, Sơn La.
  • Tổng Bạch Hà: x. Bạch Hà, Nhân Luật, Lưu Sơn, Thanh Thuỷ, Đào Ngoã.
  • Tổng Lãng Điền: x. Lãng Điền, Mặc Điền, Tào Nguyên, thôn Vạn Hộ, Cấm An, An Lương, vạn Lãng Điền, Mặc Điền, sách Tào Giang.

Theo tài liệu Đồng Khánh địa dư chí

Theo Đồng Khánh địa dư chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết về phủ Anh Sơn như sau:

Phủ Anh Sơn ở phía tây thành tỉnh. Phủ kiêm lý 2 huyện Lương Sơn, Nam Đường, thống hạt 2 huyện: Thanh Chương, Hưng Nguyên, Chân Lộc.

Phủ lị đặt ở thôn Bột Đà, xã Phật Kệ, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn. Bốn mặt đắp thành đất, chu vi 72 trượng (tả, hữu, trước, sau mỗi chiều đều 18 trượng), xung quanh trồng tre gai, hai bên ngoài có hào rộng 1 trượng 5 thước, sâu 3 thước. Thành có 2 cửa: cửa Tiền và cửa Hậu, đều xây gạch.

Phủ hạt phía đông giáp biển cả, phía tây giáp phủ Tương Dương, phía nam giáp Phủ Đức Thọ, phía Bắc giáp hai phủ Quỳ ChâuDiễn Châu.

Đông Tây cách nhau 224 dặm. Năm bắc cách nhau 88 dặm.

Huyện có 2 phủ Lương SơnNam Đường do phủ kiêm lý, gồm 9 tổng:

  • Huyện Lương Sơn: gồm 5 tổng, 88 xã, thôn, phường:

Dân số các hạng: 6095 người, trong đó binh đinh là 680 người.

Ruộng đất các hạng nộp thuế: 11.605 mẫu, 9 sào, 9 thước, 7 tấc, 3 phân. Trong đó:

- Ruộng công tư các hạng: 8.569 mẫu, 7 sào, 4 thước, 8 tấc.

- Đất công tư các hạng: 3.036 mẫu, 2 sào, 7 thước, 9 tấc, 3 phân.

Thuế cả năm:

- Nộp bằng thóc: 5.578 hộc, 1 thưng, 1 vốc, 3 nắm.

- Nộp bằng tiền: 9.973 quan, 5 tiền, 8 đồng lẻ.

Các tổng:

1. Thuần Trung, gồm 17 xã, thôn: Bột Đà, Phượng Lịch, Thuần Hậu, Đông Bích, Trung Thượng, Mỹ Trung, Tiên Cung, Doanh Châu, Thuận Lý, Phú Văn, Bảo Thiện, Mỹ Ngọc, Lễ Nghĩa, Trung Hậu, Thượng Cát, Sơn La, xã Trường Mỹ.

2. Tổng Bạch Hà, gồm 11 xã, thôn: Đào Mỹ, Văn Khuê, Triêu Dương, Ngọc Mỹ, Ngọc Luật, Lưu Sơn, Thanh Tân, Bạch Hà, Yên Trạch.

3. Tổng Đô Lương, gồm 22 thôn: Yên Tứ, Bỉnh Trung, Chấp Trung, Trường Thịnh, Cẩm Ngọc, Hương Liên, Đông Trung, Nghiêm Thắng, Phúc Thuỵ, Diên Tiên, Tập Phúc, Nhân Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung, Phúc Yên, Trạc Thanh, Thanh Đường, Vĩnh Sơn, Phúc Mỹ, Ân Thịnh, Phú Thọ, Yên Thanh, Mỹ Hoà.

4. Tổng Đặng Sơn, gồm 28 xã, thôn: Nhân Hậu, Phú Nhuận, Xuân Chi, Xuân Như, Đặng Lâm, Đặng Thượng, Long Bố, Khả Quan, Lương Điền, Khả Phong, Đa Cai, Dương Long, Dương Xuân, Yên Phú, Vĩnh Yên, Yên Lĩnh, Tri Lễ, Thanh Lãng, Phúc Sơn, Xuân Trường, Khai Lãng, Hội Lâm, Tam Giang, Thanh Lương, Chân Suất, Xuân Thuỷ, Thanh Xuân, Lương Giang.

5. Tổng Lãng Điền, gồm 9 xã thôn: Mặc Điền, Lãng Điền, Hội Tiên, Đại Điền, Vạn Hộ, Yên Lương, Cấm Võng, Tào Điền, Tào Giang.

Sau Cách mạng tháng 8, Đô Lương là một phần của huyện Anh Sơn. Năm 1963, huyện Anh Sơn được chia thành 2 huyện: Anh Sơn và Đô Lương.

Huyện Đô Lương khi đó gồm thị trấn Đô Lương và 32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Liên Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn.

Tháng 2 năm 1976, Đô Lương là huyện thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.

Ngày 15 tháng 10 năm 1990, sáp nhập xã Liên Sơn vào thị trấn Đô Lương.

Ngày 12 tháng 9 năm 1991, Đô Lương trở lại là huyện thuộc tỉnh Nghệ An.

Ngày 2 tháng 4 năm 2007, chia xã Giang Sơn thành 2 xã: Giang Sơn Đông và Giang Sơn Tây.

Dự kiến đến năm 2030, huyện Đô Lương sẽ nâng cấp lên thị xã trong tương lai.